"Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" là dự án phim công phu nhất trong lịch sử ngành phim tài liệu Việt Nam khi có tới 90 tập (dung lượng 20-25 phút/tập) với khối dữ liệu khổng lồ được huy động khắp nơi cùng hàng trăm người tham gia. Chiều 16/1, lần đầu tiên dự án này được công bố với báo giới tại trụ sở báo Nhân Dân. Đây cũng là lần đầu tiên những thước phim quý giá này được giới thiệu ra công chúng.
Được lên dự án và chuẩn bị suốt 5 năm, cộng với 2 năm thực hiện và bấm máy, tới nay, "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" đã hoàn thành được 50 tập, dự kiến phát sóng trên các kênh truyền hình lớn từ ngày 4/2 và kéo dài tới hết năm 2020. 40 tập phim còn lại được thực hiện theo phương thức cuốn chiếu và sẽ tiếp tục ra mắt công chúng vào năm 2021.
![]() |
Phim sử dụng những tư liệu lịch sử quý được thu thập trong và ngoài nước suốt nhiều năm. |
Chia sẻ với VietnamNet, Giám đốc sản xuất Lê Anh cho biết quá trình chuẩn bị của dự án "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" kéo dài 5 năm trước khi phim bấm máy vào năm 2018. Ngoài ban quản lý dự án, tổng đạo diễn là NSND Lê Thi, có tới 10 ê kíp sản xuất (mỗi kíp 5 người), chưa kể đội ngũ cố vấn, chuyên gia trong và ngoài nước. "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" còn có sự tham gia của nhiều chính khách và lần đầu công bố những tư liệu lịch sử quý.
Ê kíp sản xuất đã phải tới Thư viện Quốc hội Mỹ, Trung tâm Việt Nam (Mỹ), Bộ Quốc phòng Pháp, các trung tâm lưu trữ tại Nga... cùng vô số nơi khác để lấy tư liệu. Rất nhiều tư liệu quý được các nước chuyển giao lại mà không tính phí bản quyền hoặc giá rất hữu nghị. Do vậy có thể nói nhiều tư liệu trong "Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" là vô giá vì chưa từng được công bố trước đây.
![]() |
Rất nhiều đạo diễn, nhà làm phim tài liệu được huy động vào dự án đồ sộ này. |
"Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình" sẽ được sắp xếp theo tiến trình thời gian, từ mốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay, nội dung 1 năm được thể hiện trong 1 tập phim. Đây có thể coi là dự án phim tài liệu biên niên sử duy nhất thực hiện 1 cách có hệ thống và xuyên suốt.
Mỹ Anh
Mùa phim Tết vừa lộ diện thì đã có ngay phim Thái ngôn tình chọn ngày ra rạp đúng 14/2.
" alt=""/>Phát sóng tác phẩm chưa từng có trong lịch sử phim tài liệu Việt NamTiến Linh, Văn Toàn lập công, tuyển Việt Nam thắng đậm Lào
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Kim Sang Sik chia sẻ: "Chúng tôi gặp khó khăn trong hiệp một vì điều kiện mặt sân. Sang hiệp hai, tôi có một số điều chỉnh giúp trận đấu kết thúc bằng chiến thắng ấn tượng cho đội tuyển Việt Nam.
Việc giành chiến thắng ở trận mở màn luôn là điều tuyệt vời. Tôi hài lòng về màn trình diễn của các cầu thủ. Tôi cũng vui vì nhiều cổ động viên đến sân cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam".
HLV Kim Sang Sik hài lòng về màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam (Ảnh: Tuấn Bảo).
Chiến lược gia người Hàn Quốc đánh giá thêm về trận đấu: "Hiệp một diễn ra không dễ dàng, chúng tôi gặp một số khó khăn khi cố gắng ghi bàn từ các vị trí khác nhau.
Tuy nhiên các cầu thủ vẫn kiên nhẫn, chờ đợi cơ hội. Trong hiệp hai, các cầu thủ làm đúng những gì trong các buổi tập để đạt kết quả như mong đợi. Chiến thắng này thực sự có ý nghĩa".
"Tôi khẳng định là các cầu thủ Việt Nam đã chơi tốt, họ đã làm đúng như những gì đã tập luyện. Một số cầu thủ như Văn Khang, Vĩ Hào còn rất trẻ nên cần thêm thời gian. Họ có thể mang đến màn trình diễn tốt hơn trước đây.
Điều kiện thi đấu tại sân của Lào và Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt. Chúng tôi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp cho từng trận đấu", chiến lược gia sinh năm 1976 lý giải thêm về màn trình diễn của các cầu thủ trẻ.
HLV Kim Sang Sik cũng có những đánh giá tổng quan về đội chủ nhà Lào: "Chúng tôi chuẩn bị kỹ ở trận này bằng việc xem lại trận đấu giao hữu Lào gặp Thái Lan. Tôi nhận thấy rằng họ khá yếu. Hàng thủ Lào lùi sâu nên chúng tôi cần tìm cách để phá hệ thống phòng ngự đó.
Tôi muốn cầu thủ xâm nhập vào khoảng trống phía sau hàng thủ. Hiệp một chúng tôi có nhiều cơ hội tốt nhưng dứt điểm thiếu may mắn. Ở hiệp hai mọi thứ đã diễn ra tốt hơn, khi các cầu thủ biết cách tận dụng cơ hội".
Về chặng đường sắp tới và nhận diện các đối thủ cạnh tranh ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang Sik đánh giá: "Các đối thủ lớn nhất như Indonesia, Thái Lan không mang đội hình mạnh nhất đến AFF Cup 2024. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hết sức để có thể vào chung kết như mục tiêu ban đầu.
HLV Kim Sang Sik và Tiến Linh trong cuộc họp báo tối 9/12 (Ảnh: Tuấn Bảo).
Tôi có thể tự tin nói rằng các cầu thủ đã sẵn sàng 100% cả về thể chất và tinh thần cho giải đấu. Nhìn chung, toàn đội có thể đạt kết quả tốt ở tất cả các trận đấu sắp tới".
Làm khách trên sân vận động quốc gia Lào, đội tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong suốt hiệp 1, đội bóng áo trắng ép sân, tạo ra nhiều cơ hội nhưng đều bỏ lỡ đáng tiếc và chấp nhận hòa 0-0 sau 45 phút đầu tiên.
Sang hiệp 2, đội tuyển Việt Nam thi đấu bình tĩnh hơn và tiếp tục áp đảo. Hai Long mở tỷ số ở phút 58 sau cú vô lê trong vòng cấm địa. 5 phút sau, Tiến Linh dứt điểm chân trái nhân đôi cách biệt. Liên tiếp sau đó, Văn Toàn và Văn Vĩ lập công nâng tỷ số lên 4-0 cho đoàn quân HLV Kim Sang Sik.
Đáng tiếc ở phút bù giờ 90+5, Duy Mạnh phạm lỗi với cầu thủ Lào trong vòng cấm và đội tuyển Việt Nam phải nhận phạt đền. Bounphachan thực hiện thành công quả 11m rút ngắn tỷ số xuống 1-4, đây cũng là kết quả cuối cùng của trận đấu.
Đánh bại Lào 4-1 ở ngày mở màn AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam tạm dẫn đầu bảng B. Ở trận đấu diễn ra cùng giờ, Indonesia nhọc nhằn đánh bại chủ nhà Myanmar 1-0 nhờ công của đội trưởng Asnawi.
Ở lượt trận thứ hai bảng B ngày 12/12, Philippines gặp Myanmar còn Indonesia tiếp đón Lào trên sân nhà. Đội tuyển Việt Nam sẽ trở lại thi đấu ở lượt trận thứ ba với cuộc tiếp đón Indonesia trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào ngày 15/12.
Xem Asean Championship Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
" alt=""/>HLV Kim Sang Sik: "Tuyển Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu vào chung kết"Nhiều người sau khi đọc báo đã đặt câu hỏi với tôi: "Ngân hàng Nhà nước không biết gì sao, sao lại để đến như vậy?". Mấy ngày sau, lại có thông tin một cựu cục trưởng Ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát và SCB.
Những thảo luận hướng về Ngân hàng Nhà nước là đúng, nhưng chưa đủ. Quy định về các chỉ số an toàn vốn, tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông cá nhân và tổ chức tại ngân hàng, tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng đều có cả. Nhưng bà Trương Mỹ Lan đều lách được. Theo kết luận điều tra, bà Lan chỉ đứng tên hơn 4% cổ phần, 80% còn lại nhờ... 74 người khác đứng tên nhằm tránh quy định một cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% cổ phần của một ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2018, bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần ở SCB dưới danh nghĩa của 27 pháp nhân, cá nhân. Và khi giải ngân tiền thì cũng thông qua không biết bao nhiêu mắt xích để rồi 1.066.000 tỷ đồng được SCB giải ngân cho "nhóm của bà Lan".
Trước khi câu chuyện này diễn ra, tôi ngồi tại một quán cà phê sang trọng ở Q1 TP HCM với một người bạn thân làm trong giới tài chính. Chị nói nhỏ, quán này trước của "cô Lan". Tôi bật cười vì chúng tôi biết rõ những chuyện đồn đoán này xuất hiện nhiều trong giới. Mở danh sách chủ sở hữu của quán cà phê thì nhiều khả năng là không thấy tên bà Trương Mỹ Lan đâu cả. Nhưng giới tài chính vẫn đồn cái này của Vạn Thịnh Phát, cái kia của Trương Mỹ Lan. Những chuyện như vậy đã kéo dài từ đầu những năm 2000 khi tôi bắt đầu đi làm trong ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Tất cả chỉ dừng ở đồn đoán, thì bất kể quy định nào của Ngân hàng Nhà nước đi nữa, cũng không thể kiểm soát được việc thao túng ngân hàng. Bởi làm sao trả lời được câu hỏi "bằng chứng đâu?". Người ta cứ đồn đoán tài sản này, tài sản kia là của bà Trương Mỹ Lan, là bà Lan thao túng SCB nhiều năm rồi. Nhưng ai có thể có thông tin của 74 người và 27 pháp nhân, cá nhân kia; rồi làm sao chứng minh được những cá nhân, pháp nhân đó liên quan đến bà Lan để mà khẳng định, để giám sát hay hành động gì? Cơ sở pháp lý ở đâu?
Chính vì vậy, không thể nói không có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, nhất là trong chuyện có những cán bộ như cục trưởng nhận hối lộ để tiếp tay hành vi của bà Lan, nhưng chỉ dừng ở đó là chưa đủ. Vì ngay cả nếu hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước làm việc mẫn cán và nhất quán, thì cũng không có thể "rào" hết được vấn đề. Nó xuất phát từ hai nguyên nhân lớn.
Thứ nhất, độ minh bạch về thông tin trong hệ thống chưa đủ, khiến những chủ thể giám sát độc lập như đại biểu quốc hội và truyền thông, lẫn cơ quan có trách nhiệm giám sát trực tiếp như Ngân hàng Nhà nước không thể dễ dàng chỉ ra một cách công khai "bà chủ" cuối cùng của SCB. Nghe đồn là một chuyện, cung cấp chứng cứ, số liệu rõ ràng lại là một chuyện khác. Dựa vào đâu để ra các quy định giám sát đặc biệt lại còn là chuyện khác nữa.
Thứ hai, các ông bà chủ có thể dùng "sân trước, sân sau" để thao túng ngân hàng và chứng khoán, kiểu "ngân hàng sân sau, chứng khoán người nhà", là vì còn có những quy định khác ngoài ngành ngân hàng cũng lỏng lẻo.
Ví dụ, doanh nghiệp "sân sau" phát hành trái phiếu, sau đó doanh nghiệp dùng tiền thu được từ bán trái phiếu để mua lại cổ phần ngân hàng, qua đó tăng tỷ lệ sở hữu để chi phối ngân hàng. Sau khi chi phối ngân hàng, các ông bà chủ lại cho phép công ty con dùng các tài sản có phần khuất tất, bao gồm cả phần vốn góp của mình trong ngân hàng làm tài sản đảm bảo để vừa vay tiền, vừa phát hành trái phiếu tiếp, rồi dùng số tiền huy động được để góp vốn nâng tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng. Ở đây cho thấy, sự phát triển của thị trường trái phiếu và những bất cập trong điều kiện phát hành, xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, khả năng giám sát và hiểu biết giới hạn của một số người mua trái phiếu đều tạo thành những lỗ hổng giúp cho bà Lan thực hiện được ý đồ kiểm soát SCB của mình. Vì vậy, vấn đề không chỉ dừng lại ở vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước, mà nhiều bộ ngành khác trong chính phủ đều ít nhiều có liên quan.
Và chính trong cách gọi tên vụ việc cũng thể hiện sự giới hạn trong cách tiếp cận. Đây không còn đơn giản là "sở hữu chéo" như thời 2011 giữa các ngân hàng với nhau, mà là một hình thái mới, cần gọi đúng tên là hành vi "thao túng ngân hàng" của những ông bà chủ sau lưng, đóng vai trò người sở hữu cao nhất cuối cùng, thật sự kiểm soát ngân hàng.
Không chỉ mặt đặt tên đúng người sở hữu cuối cùng, thì không có cách nào để những chủ thể giám sát khác nhau trong nền kinh tế, từ Ngân hàng Nhà nước, truyền thông đến đại biểu quốc hội có thể trực tiếp đưa vấn đề ra hay can thiệp cả. Bởi vì nếu không thì rất dễ bị kiện tụng hay chất vấn ngược.
Do đó, vấn đề trước tiên là phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu các cổ đông công ty rõ ràng, và cho phép liên hệ được về người chủ sở hữu cuối cùng. Biết ai đang là ông bà chủ thật sự của các ngân hàng rồi mới tính được đến chuyện giám sát họ có thao túng ngân hàng hay không.
Và quan trọng hơn, xét cho cùng, không có sự tiếp tay của một số cán bộ trong hệ thống, thì những việc này cũng không diễn ra dễ đến vậy. Câu hỏi ở đây vì vậy không chỉ dành cho một vài cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, mà còn cho toàn bộ hệ thống. Đó là làm sao để tăng cường giám sát trên mọi cấp, không để một vài cá nhân bao che cho ai đó thao túng ngân hàng được. Nếu chỉ thay đổi tỷ lệ sở hữu giám sát, thay đổi vài định nghĩa như dự án Luật các tổ chức tín dụng đang làm sẽ không thể giải quyết được vấn đề, không thể ngăn cản người ta tìm cách thao túng ngân hàng, vì tiền của nền kinh tế nằm ở đó.
Điểm mấu chốt, vì vậy, là có thể chỉ ra nhanh chóng đâu là mắt xích có rủi ro cao của hệ thống, và đâu là người chủ thật sự của mắt xích đó để giám sát và can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Hồ Quốc Tuấn
" alt=""/>Thao túng ngân hàng